Nếp văn hóa nên có khi đi ô tô trong các doanh nghiệp
Những nghi thức trên đã người lao động làm việc tại Công ty tuân thủ và thực hiện, trở thành một thói quen trong giao tiếp làm việc mỗi ngày.
Đi ô tô mỗi ngày là một việc làm rất quen thuộc đối với rất nhiều người, nhất là đối với những cán bộ công nhân viên Công ty Phát triển thủy điện Sê San làm việc tại Nhà máy cách xa thành phố hơn 70 km, nhưng không phải ai cũng có thể chắc chắn mình là một người đi và lái xe ô tô có văn hóa.
Một trong những nghi thức ứng xử được Công ty Phát triển thủy điện Sê San xây dựng trong Bộ quy tắc ứng xử ban hành năm 2014 đã quy định nghi thức ngồi trên xe ô tô.
Vị trí ngồi:
Vị trí quan trọng nhất ở hàng ghế thứ hai phía tay phải của lái xe, vị trí quan trọng thứ 2 ở phía tay trái của vị trí thứ nhất.
Quy định chỗ ngồi:
Người có vị trí cao nhất ngồi ở vị trí quan trọng thứ nhất.
Trường hợp có lãnh đạo hai bên đi cùng xe: Lãnh đạo bên chủ nhà ngồi vị trí quan trọng thứ 2, Lãnh đạo bên khách ngồi vị trí quan trọng thứ nhất.
Trong trường hợp đặc biệt: Người có chức vụ cao nhất tự lựa chọn vị trí ngồi, tiếp đó là người quan trọng thứ; Có thể xếp 3 người ngồi ghế sau, nhưng người ngồi giữa là người có chức vụ thấp hơn so với hai người ngồi bên cạnh.
Ghế phụ hàng trên, bên cạnh lái xe: dành cho bảo vệ, phiên dịch, cán bộ tháp tùng, thư ký, trợ lý hoặc người cao tuổi.
Khi đi taxi: người mời (hoặc người đón) ngồi ghế hàng trên bên cạnh lái xe để trả tiền. Lãnh đạo đoàn khách ngồi ở vị trí quan trọng thứ nhất.
Người lao động hoặc lái xe đi cùng có nhiệm vụ mở cửa xe khi Lãnh đạo bước lên và bước xuống xe.
Lãnh đạo có vợ/chồng đi cùng thì vợ/chồng ngồi ở vị trí do Lãnh đạo yêu cầu. Khi dừng xe cán bộ đi cùng hoặc lái xe xuống trước mở cửa xe cho vợ/chồng xuống trước, sau đó cán bộ lãnh đạo xuống sau.
Những nghi thức trên đã người lao động làm việc tại Công ty tuân thủ và thực hiện, trở thành một thói quen trong giao tiếp làm việc mỗi ngày.
Tuy nhiên, những hành vi ứng xử của người ngồi trên ô tô và của người lái xe ô tô cũng thể hiện nét văn hóa ứng xử, văn minh của người đi và người lái xe. Chúng ta cần tránh những trường hợp ứng xử chưa đúng của người đi xe và người lái xe như: Người đi xe chen lấn, xô đẩy, uống rượu, bia say sỉn khi lên xe, nói chuyện điện thoại to và cười nói ồn ào trên xe; ăn uống và bỏ rác trên xe, không nhường chỗ cho Phụ nữ, người lớn tuổi…; Người lái xe giữ một khuôn mặt cau có và khó chịu khi đưa đón CBCNV thay vì thái độ niềm nở vui vẻ. Không chủ động mở, đóng cửa xe khi đưa đón khách. Không quan tâm đến những người trên xe khi cần có sự giúp đỡ của mình và sử dụng điện thoại khi đang lái xe.
Người lao động Công ty thực hành việc đi ô tô chưa đúng
Những hành vi chưa đẹp cần được thay đổi để góp phần xây dựng hình ảnh đẹp văn hóa, văn minh của người đi xe và lái xe ô tô.
Người lao động Công ty thực hành xếp hàng khi lên xe ô tô
Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp, Văn hóa ứng xử sẽ điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình và quy tắc. Nó trở thành một thói quen thường ngày, không ép buộc và người lao động hoàn toàn tự nguyện thực hiện.
Leave a Reply